Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Bên dòng sông Tô Lịch - Ta nhớ đến Thăng Long
Nước Vạn Xuân được khai sinh là do bàn tay huyền diệu và tinh thần bất khuất của Lý Bí hay còn gọi là Lý Bôn, người sáng lập ra nhà Tiền Lý, xưng vương với tên gọi là Lý Nam Đế đóng đô ở Long Biên, sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503) tại làng Ái Châu, Thanh Hóa, cha là Lý Toản và mẹ là Lê Thị Oánh (cũng có một số sách cho rằng Lý Bí sinh trưởng tại Ninh Bình).













Mất cha từ thuở lên 5 và mẹ lúc lên 7 tuổi. Nhân duyên tiền định Lý Bí được vị Pháp Tổ thiền sư thấy tư chất thông minh nên nhận về chùa nuôi dạy. Quả thật sau 10 năm tu học, Lý Bí đã vượt trội những người cùng lứa tuổi của mình, tỏ ra là một người gan dạ và có bản chất thông minh, học rộng hiểu nhiều, Đến năm 16 tuổi văn võ kiêm toàn, Lý Bí được tôn làm thủ lãnh ở trong làng. 


Dần dà Lý Bí ra làm quan cho nhà Lương, nhưng nhận thấy quan quân nhà Lương tàn ác hà hiếp dân lành, nên Lý Bí từ quan và khởi binh đánh đuổi hung nô. Tiếng đồn đi xa, ở tận Hải Dương (Chu Diên) có quan Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục cảm nhận tài đức của Lý Bí nên đã đem quân sát nhập cùng đạo quân Lý Bí.


Cùng với Triệu Túc và Triệu Quang Phục, Lý Bí đã mời được Tĩnh Thiều, người làng Nghệ An, chiêu mộ nghĩa quân nỗi lên đánh đuổi quân Lương. Trận mở đầu Lý Bí lệnh cho chánh tướng Triệu Túc, tiến đánh vào sườn phải của Tiêu Tư, còn Triệu Quang Phục đánh vào sườn trái của Trương Quýnh. Một mặt Lý Bí đích thân cùng Tĩnh Thiều, Phạm Tu tấn công vào chính diện. Nhờ ba mũi giáp công nên quân Lương phải bỏ chạy, Lý Bí tiến về Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội) vào năm 544 tự xưng là Lý Nam Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, quốc hiệu Vạn Xuân.


Kinh Đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt, được khai sinh bởi Đinh Tiên Hoàng. Nơi đây được mệnh danh là vùng đất địa linh nhân kiệt, với vị thế hiểm nghèo “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (Tiến có thể đánh mà rút có thể bảo vệ lực lượng). Vào tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) chấm dứt triều đại họ Đinh từ năm 968-979 và Tiền Lê từ 980-1009. Bắt đầu từ đây (1010) Lý Công Uẩn xưng vương, miếu hiệu là Thái Tổ. Sau 5 tháng lên ngôi, Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La đặt tên mới là Thăng Long.


Thăng Long ra đời và lớn lên bởi tên gọi cùng tầm nhìn địa lý và chiến lược của thời đại Lý Công Uẩn, nhưng Thăng Long có vị thế “Long bàn Hổ cứ“ (Rồng chầu Hổ phục) không phải chỉ do yếu tố địa lý và con người Hà Nội làm nên, mà Thăng Long lớn lên là do sự hội tụ của những danh nhân mặc khách ở các nơi tề tựu làm nên vóc dáng Thăng Long, để có được một bề dày và bề dài lịch sử, như hôm nay. Dĩ nhiên, Thăng Long không thể lớn dậy nếu không có tầm nhìn của Lý Công Uẩn. Nhưng Mạc Đỉnh Chi, Mạc Đăng Dung, Nguyễn Huệ, Ngô Văn Sở, Nguyễn Trãi, Phan Văn Lân, Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, cùng những nhà yêu nước hậu bán thể kỷ XX trong các tổ chức Nam Đồng Thư Xã, Phong Trào Đông Du, Phong Trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, Phong Trào Đông Dương Đại Hội, Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương v.v.. là một phần trong số nhiều đã vẽ tô làm đậm nét cho Thăng Long mang thêm màu sắc lịch sử.


Lịch sử Thăng Long có lúc thăng trầm, thịnh suy. Nhưng sự góp mặt của một nền văn hóa tập hợp ở từng địa phương, trong đó vai trò chống ngoại xâm đã đóng giữ một vị trí quan trọng, như trường hợp quan Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, vốn xuất thân là người Phú Lương, Huế nhưng lại là vị quan trấn thủ thành Hà Nội. Hành động tuẫn tiết nhịn ăn của Nguyễn Tri Phương khi thành Hà Nội thất thủ bởi tên thực dân Garnier vào ngày 20 tháng 11 năm 1873, là hành động trung dũng phi thường của một danh tướng.


Ngoài ra, những giọt máu đào trên đầu ngón tay khi quan Tổng Đốc Hoàng Diệu cắn ra để viết di biểu gữi vua Tự Đức và để lại hậu thế trước khi quyên sinh là hành động tiêu biểu của trí thức Quảng Nam vì đại nghĩa quên thân mình. Những giọt máu của Hoàng Diệu đã đổ ra ở thành Hà Nội hòa tan vào dòng chảy trên sông Tô Lịch, và linh hồn Hoàng Diệu phản phất trên thành Đại La, quyến luyến Hoàng Thành, như ngày còn tại vị ông đã cùng sống, cùng ở và hòa mình cùng người dân Hà Nội. Nhưng vì lòng tận trung với tổ quốc, ông đã chọn cái chết. Cái chết ấy vinh quang oanh liệt và đại nghĩa vô cùng, không chỉ dành riêng cho người Hà Nội mà dành chung cho cả dân tộc. Đặc biệt đây còn là lời cảnh tỉnh vua tôi nhà Nguyễn về thái độ nhu nhược trước nguy cơ vong quốc. Và nữa, cái chết của Hoàng Diệu còn là tiếng chuông vang vọng lưu lại cho những ai khiếp nhược trước kẻ thù chiếm đất dành đảo của ta.  


Nói đến Thăng Long mà không đề cập đến văn hóa Thăng Long là một thiếu sót lớn. Văn hóa Thăng Long dưới triều đại nhà Trần là một nền văn hóa hội tụ tinh hoa được tập hợp cả nước làm nên. Trong đó yếu tố sân khấu là sinh hoạt thường nhật ở chốn kinh thành. Theo sau, sân khấu là nền văn học nước nhà cũng được khởi xướng từ đất Thăng Long. Từ đây, đất Thăng Long, nơi hội tụ của khí thiêng sông núi đã sản sinh ra những danh nhân nước Việt như: Vũ Tòng Phan, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Phạm Quý Thích, Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố v.v... Cùng những bậc anh hùng tài trí nhưng lại đầy chất văn chương thơ phú và nghệ sĩ, như: Tuệ Trung Thượng Sĩ, Mạc Đỉnh Chi, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu và nhiều, nhiều nữa...


Dĩ nhiên, như trên đã nói Thăng Long có lúc thịnh suy vì biến cố lịch sử. Đến độ bà Huyện Thanh Quan than rằng:


Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt


Nước còn trơ mặt với tang thương


Nghìn năm gương cũ soi kim cổ


Cảnh đấy người đây, luống đọan trường


 


 


 


Hoăc Nguyễn Du cũng phải thốt lên vào đầu thế kỷ XIX:


Thiên niên cự thất thành quan đạo


Nhất phiến tán thành một số cung


(Nhà cửa dinh thự ngày xưa nay thành đường cái quan; Nhà mới đã làm lấp mất đi cung điện ngày xưa).


Sự thay chủ đổi ngôi, thành quách trong qúa khứ là một định luận bất thành văn mỗi khi lập quốc ở giai đọan sơ khai. Nhưng rồi Thăng Long đã vượt qua và đứng vững. Ngày nay, 1000 năm đã qua, ôi! ta nhớ Thăng Long và Thăng Long di tích còn đó, trong ta. Người xưa đã mất, nhưng “hồn thu thảo” và “bóng tịch dương” hãy còn đây và còn mãi. Là hậu sinh chúng ta đón mừng 1000 năm Thăng Long, hãnh diện nhìn về quá khứ tưởng nhớ đến vua Lý Thái Tổ người  khai sinh Thăng Long và trân trọng nhớ ơn tiền nhân đã dựng nước giữ nước.


                                                                                                                           TS Nguyễn Hữu Hoạt


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Những bất đồng vẫn là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (01-09-2010)
    Bắt đầu trong những bắt đầu (01-09-2010)
    Bách Việt Trong Lòng Đại Việt Và Chiến Lược Văn Hoá Phục Hoạt Nền Văn Minh Bách Việt (01-09-2010)
    Bắc Kinh Trước Áp Lực Tân Cương (01-09-2010)
    Bắc Hàn Trước Bước Ngoặc Thời Đại (01-09-2010)
    Liên Minh Á Châu (28-08-2010)
    Đối Thoại Chiến Lược Song Phương hay Đơn Phương?  (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152843957.